Đất khu vực huyện Sóc Sơn có giá 7 - 10 triệu đồng/m2, mặt tiền đường ở Mỹ Đình có nơi vọt lên 400 triệu đồng/m2. Giá đất đãhình thành một mặt bằng mới, ước tính tăng gấp 2 - 3 lần so với cách đây chỉ vài tháng, nhưng nguyên nhân thì cũ rích: đón quy hoạch do... ngheđồn.

Ảnh minh họa
Chỉ cách đây có hai tuần, giá đất chào bán ở huyện Sóc Sơn chỉ khoảng 3 triệu đồng/m2. Nhưng bước sang tuần thứ hai, tại các xã Thanh Xuân, Minh Trí, MinhPhú, giá đất đang được hét tới mức 7 - 10 triệu đồng/m², cao gấp 2 - 3lần so với cuối năm ngoái, thậm chí có nơi còn lên đến 25 - 30 triệuđồng/m².
Theo các công ty địa ốc ở Hà Nội, nguyên nhân giá đất tăngđột biến chỉ bắt đầu khi có thông tin 12 trường đại học, cao đẳng, 25bệnh viện và 13 viện nghiên cứu có kế hoạch di dời từ nội đô về cáchuyện ngoại thành Hà Nội là Sóc Sơn, Gia Lâm, Đông Anh và một số tỉnhlân cận. Theo đó, ở Sóc Sơn sẽ có 6 trường đại học di dời về.
Hấpdẫn và “nóng” không kém là khu vực Mỹ Đình. Cũng từ thông tin Đồ án Quyhoạch chung Thủ đô Hà Nội sẽ chính thức được phê duyệt vào tháng 3/2011, nhiều bộ, ngành sẽ chuyển trụ sở về khu vực Mỹ Đình, khiến giá đất khunày cũng tăng lên đột ngột.
Giá đất khu vực phía đường Cầu Giấy,Phạm Hùng, Trần Thái Tông... đều tăng so với cuối năm ngoái khoảng 100 - 150 triệu đồng/m2 đất mặt đường, tức là khoảng 400 triệu đồng/m2.
Tăng cùng lúc và cùng nguyên nhân, hai khu vực Mỹ Đình và Sóc Sơn cũng cóchung một kết quả là dù số lượng khách hàng khảo sát khá đông, nhưng tỷlệ giao dịch thành công rất thấp.
Thực ra, Đồ án Quy hoạch chungThủ đô Hà Nội đã xác định hướng phát triển về phía tây, trong đó Mỹ Đình sẽ là tâm điểm, nên việc giới đầu tư bất động sản quan tâm đến địa điểm này là dễ hiểu.
Nhưng với “dư chấn” từ vụ sốt đất Ba Vì trước đóđã “hạ gục” biết bao nhà đầu tư vung tiền tỷ chỉ do nghe tin đồn quyhoạch, nên giờ đây nhiều nhà đầu tư bắt đầu chùn tay.
Mỹ Đình đãvậy, Sóc Sơn lại càng phải đắn đo hơn. Theo các công ty địa ốc Hà Nội,nguyên nhân tăng giá phần lớn do giới đầu cơ, cò đất nơi đây tung tinnhằm “làm giá”. Trong khi đó, hạ tầng khu vực này vẫn chưa có gì chuyểnđộng.
Theo quy hoạch, nếu tại Hà Nội dự kiến có khoảng 19 trườngđại học thuộc diện di dời toàn bộ và 16 trường di dời một phần trên tổng số 62 trường đại học, cao đẳng trong khu vực nội thành hiện nay vớitổng số sinh viên khoảng 283.000, thì TP.HCM cũng di dời ở mức tươngứng.
Thế nhưng, cho đến nay, giá đất khu vực Nhà Bè, Củ Chi, ThủĐức, quận 9, địa điểm được lựa chọn làm điểm đến của 17 trường đại họcvẫn giữ nguyên mức giá thị trường thực tế.
Nếu Thủ Đức, quận 9 giá đất có tăng lên một phần do nhu cầu xây dựng nhà ở tăng cao, trung bình 14 - 15 triệu đồng/m2, thì đất Nhà Bè vẫn đứng yên, trong khi Củ Chi gần như bất động.
Theo DNSG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét