Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Ba phương án xử lý biệt thự bỏ hoang

Lãnh đạo Bộ Tài chính đang xem xét ba phương án xử lý đối với biệt thự bỏhoang. Theo đó, phương án một là đánh thuế với mức thuế suất cao haythấp sẽ tùy thuộc vào thời gian bỏ hoang.

Hầu hết các dự án kiểm tra đã vượt quá thời hạn theo quyết định phê duyệt dự án, thậm chí có dự án vượt quá 5 – 7 năm

Cụ thể, đối với trường hợp sau ba tháng mà không đưa biệt thự vàosử dụng thì sẽ thu thuế 5% trên giá trị hợp đồng, còn sau một năm màbiệt thự đó vẫn để hoang thì sẽ bị tính 10%
 
Phương án hai là xử phạt hành chính. Nếu biệt thự bỏ hoang thì chủsở hữu tài sản này sẽ bị phạt 10-20 triệu đồng/căn. Phương án ba là tính thuế theo diện tích đất của căn nhà với mức thuế là 0,15%/năm theo giátrị trên hợp đồng mua nhà . Phương án này được xây dựng dựa theo Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2012.
 
Theo kết quả mới nhất mà Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) phối hợp với Sở Xây dựng Hà Nội tiến hành kiểm tra 16 dựán của 11 chủ đầu tư trên địa bàn Hà Nội thì có khoảng 2684 căn biệtthự. Trong đó có 1743 căn đã đưa vào sử dụng (chiếm khoảng 65%), còn lại khoảng 698 căn (chiếm tỷ lệ gần 35%) chưa đưa vào sử dụng.
 
Nguyên nhân khiến nhà ở biệt thự và nhà liên kế chưa đưa vào sửdụng chủ yếu do đầu tư, đầu cơ, để dành tích trữ. Ngoài ra, còn do ở một số dự án, hạ tầng xã hội như: nhà trẻ, trường học, trạm xá… chưa xâydựng đồng bộ, kịp thời. Một số dự án khác, hạ tầng kỹ thuật chưa hoànchỉnh: đường giao thông chưa thuận lợi, đường cấp nước thiếu, điện không ổn định, thâm chí ngập úng vào mùa mưa.
 
Trước tình hình trên, Bộ Xây dựng yêu cầu các chủ đầu tư cần tậptrung hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở các dự án.Các cơ quan quản lý địa phương phải có biện pháp tuyên truyền vận động,yêu cầu người dân và chủ đầu tư phải thực hiện cam kết của mình với hợpđồng và quyết định phê duyệt dự án. Phải đầu tư đồng bộ các hạ tầng kỹthuật liên kế với dự án để đảm bảo sự đấu nối liên thông giữa dự án vớicác đô thị hiện hữu.
 

Theo dddn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét