Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Cắm sai lệch lộ giới giải tỏa, Nhà nước tốn thêm hàng nghìn tỷ

Trong quá trình thực hiện dự án, người dân nằm trong mốc giới đã có đơnkiến nghị lên các cấp chính quyền về việc BQLDA cắm sai mốc chỉ giới đỏmà UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt.

Dự án tuyến đường vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng- Giáp Bát-Lĩnh Nam (gọi tắtlà đường 2,5) đi qua địa phận quận Hoàng Mai bị cáo buộc nắn chỉnh sailệch so với quy hoạch ban đầu, không chỉ  gây khiếu kiện bức xúc trongngười dân mà còn tiêu tốn ngân sách thêm hàng ngàn tỷ đồng.  Bộ Xây dựng vừa có quyết định thành lập đoàn thanh tra tiến hành thanh tra dự ánnày.

“Nắn đường” qua đất đại gia?

Dự án tuyến đường vành đai 2,5 đoạn Đền Lừ II - Trương Định - Giáp Bát nằm trên địa giới hành chính quận Hoàng Mai thực hiện theo quyết định số108/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/6/1998. Để triển khai,ngày 24/7/2002 UBND TP.Hà Nội đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ tại quyếtđịnh số 104/2002/QĐ-UB.

Đến ngày 6/4/2004, UBND thành phố tiếptục ban hành quyết định số 1985/2004/QĐ-UB,  dự án quy hoạch tuyến đường vành đai 2,5 được xây dựng theo hình thức xây mới, giao cho Ban quản lý dự án (BQLDA) quận Hoàng Mai là chủ đầu tư. Tổng chiều dài tuyến đườngtrên là 1.049,5 m, chạy qua địa giới hành chính các phường Tân Mai,Tương Mai, Hoàng Văn Thụ và Giáp Bát (quận Hoàng Mai).

Trong quá trình thực hiện dự án, người dân nằm trong mốc giới đã có đơn kiếnnghị lên các cấp chính quyền về việc BQLDA cắm sai mốc chỉ giới đỏ màUBND TP. Hà Nội đã phê duyệt.

“Tuyến đường 2.5 sau bây giờ khôngcòn là một đường thẳng giao cắt với quốc lộ 1 tại ngã tư Định Công vànằm ngoài ga Giáp Bát như quy hoạch rất hợp lý ban đầu. Người ta đã “nắn cong” tuyến đường để nối với đường Kim Đồng rồi giao cắt với quốc lộ 1tạo thành 2 ngã ba, gấp khúc thành hình chữ Z. Cụ thể, tại mốc 27-3 lệch 3 độ về phía nhà dân, qua mốc 28, mốc 29 rồi lại nắn qua mốc 30 cong ra mốc 31 rồi nắn lại mốc 33 ngược lại để nối vào đường Kim Đồng” – rànhrọt chỉ tay vào bản đồ, một người dân bức xúc.

Theo nhiều hộ dân, việc “điều chỉnh” này đã đẩy hơn 200 hộ dân rơi vào diện phải giảiphóng mặt bằng (GPMB), thay vì 40 hộ như dự kiến. Một số người còn chorằng, không phải không có “động cơ” trong việc “nắn” đường. “BQLDA quậnHoàng Mai cắm “lệch” mốc giới này để tránh GPMB qua đất của một số “đạigia” trên địa bàn”, một người dân quả quyết.

Ngân sách tiêu tốn thêm hàng ngàn tỷ?


Đơn khiếu nại được gửi đi, nhiều buổi đối thoại trực tiếp giữa nhân dân vàchính quyền được thực hiện nhưng không dẫn đến kết quả cụ thể.

Trong khi chính quyền vẫn bảo lưu quan điểm, việc thực thi tuyến đường làhoàn toàn đúng đắn, thì từ phía người dân, nhiều ý kiến vẫn tiếp tục đặt dấu hỏi về sự “khuất tất” trong quyết định giải tỏa 200 hộ dân thay vìcon số 40 ban đầu.

“Làm như vậy, riêng chi phí cho việc đền bùGPMB, tái định cư đã tăng gấp 4 lần. Không chỉ có vậy, việc nắn chỉnhcon đường để rồi đấu  nối với đường Kim Đồng và đâm thẳng vào ga GiápBát sẽ dẫn đến việc phải làm cầu vượt qua ga, chi phí cho việc làm cầuvượt sẽ lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Điều đáng nói ở đây là hai đoạn đường trên tuyến đường 2.5 không kết nối được với nhau tạo thành một ngã tưtrên quốc lộ 1 mà tạo thành 2 ngã ba trên quốc lộ này, cách nhau chưađầy 300 m, không đúng về mặt khoa học về quy hoạch giao thông đô thị”,một người dân phân tích.

 

Theo Phapluatvn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét