Những cuộc thâu tóm
Vừa qua, một tin tức gây nhiều bàn tán tại Hà Nội là Đại hội đồng Cổđông thường niên năm 2011 Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH) thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC), thông qua quyếtđịnh nhận chuyển nhượng 99,17% vốn điều lệ (tương đương 634.700 cổ phần) của Công ty Cổ phần Tràng Tiền.
Theo dự kiến, cuối năm nay OCH sẽ xây dựng một dự án tại 35 TràngTiền, Hà Nội. Theo thiết kế, phía dưới tòa nhà là khu dịch vụ và mộtphần là chi nhánh của Ngân hàng Đại dương (cũng thuộc OGC). Phía trên sẽ có 20 căn hộ cao cấp với giá bán dự kiến lên tới 10.000 USD/m2.
Giới thạo tin cho hay, OCH đã mua lại cổ phần trong Kem Tràng Tiềndần dần theo chiến lược “mưa dầm thấm lâu” và đến nay đã sở hữu 99,17%cổ phần của công ty kem này. Điều đó đồng nghĩa với việc “khu đất vàng”rộng 1.500 mét vuông tọa lạc trên phố Tràng Tiền, cách hồ Gươm vài trămmét, vốn là địa chỉ nổi tiếng của kem Tràng Tiền, từ nay sẽ thuộc quyềnsử hữu của một tập đoàn tư nhân.
Có nguồn tin nói, OCH mua toàn bộ cổ phần của Tràng Tiền bề nổi là để sở hữu thương hiệu kem lâu đời của Hà Nội, nhưng mục đích lớn hơn phíasau là phục vụ chiến lược đầu tư bất động sản dài hạn của tập đoàn mẹOGC.
Phía OCH cho biết, thông tin trên mới chỉ là ý tưởng, chưa chínhthức; OCH cũng chưa bắt tay vào triển khai dự án. Tuy nhiên, có thể nhìn nhận đây vừa là tin vui vừa là tin không vui. Vui, tất nhiên là đối với OCH, vì nắm trong tay một trong những mảnh đất đắc địa nhất ngay trungtâm thủ đô mà giá trị bất động sản sẽ còn tăng nhiều lần. Vui hơn nữa là vì không phải doanh nghiệp nào cũng xin được giấy phép xây cao ốc 9tầng ở một vị trí đắc địa như thế.
Tuy nhiên, rất nhiều người Hà Nội sẽ cảm thấy buồn khi một biểu tượng văn hóa của thủ đô không còn nữa. Có thể đó là cảm giác hụt hẫng giốngnhư người Sài Gòn khi nhìn thấy quán cà phê Givral lịch sử bị phá bỏ đểlấy chỗ cho dự án trung tâm thương mại đồ sộ của một tập đoàn lớn -Vingroup.
Một tập đoàn lớn khác (không tiện nêu tên) cũng đã được nhận khu đấtrộng 6.000 m2 trên phố Hàng Bài, Hà Nội. Nơi này trước kia là trụ sở Cục Quản lý Xuất nhập cảnh. Ước tính, chỉ lấy mức giá trung bình là 500triệu đồng/m2 thôi thì mảnh đất này có giá trị tới 3.000 tỉ đồng. Nếuquy ra theo giá thị trường chắc chắn mức giá phải cao hơn rất nhiều.
Ngay gần đó cũng là một mảnh đất vàng đang gây ồn ào do 2 hộ dân cuối cùng chưa chịu di dời dù đã được hứa bồi thường tới 1 tỉ đồng/m2. Đó là khu đất tọa lạc trên 2 mặt phố ngay góc ngã tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng, vốn thuộc về một doanh nghiệp nhà nước nhưng nay được chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Thời Đại Mới T&T thuộc Công ty Tân Hoàng Minh.
Một loạt dự án khác cũng được cho là đã rơi vào tay các doanh nghiệptư nhân lớn. Đáng chú ý có khu đất rộng trên phố Chùa Bộc thuộc về mộttập đoàn lớn đang sở hữu một ngân hàng cổ phần.
Khách quan mà nói, theo một chuyên gia (không muốn nêu tên), nếu cácnhà máy hay xí nghiệp nhà nước nằm trong nội thành hoạt động không hiệuquả hoặc gây ô nhiễm thì nên chuyển giao cho tư nhân. Bởi các công ty tư nhân có tiềm lực tài chính sẽ biết cách khai thác dự án hiệu quả hơn,đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Hơn nữa, cơ chế thị trường cũng cho phépnhững doanh nghiệp lớn mạnh hơn nắm giữ những nguồn lực xã hội, tạo rahiệu quả cao hơn.
Quan trọng là Nhà nước cần xem xét lại chính sách thuế để có thể thuđược nhiều thuế hơn từ những dự án lớn này. Nhà nước có thể làm theocách của Chính phủ Úc: hằng năm tiến hành đánh giá lại giá trị thịtrường của một dự án căn hộ cho thuê, rồi áp mức thuế cao hơn trên toànbộ dự án đó, vì chủ đầu tư dự án đã thu được nhiều lợi nhuận hơn từ dựán qua mỗi năm. Vị chuyên gia trên cho rằng, không nên sợ hãi xu hướngtư hữu hóa đất công bởi Nhà nước có đầy đủ công cụ chính sách, như thuếbất động sản, để giám sát các dự án. “Chuyển đổi (đất công) từ một nơisử dụng kém hiệu quả hơn sang một nơi có hiệu quả hơn, tức phân bổ lạinguồn lực xã hội, là việc nên làm. Vấn đề là Nhà nước sử dụng công cụthuế ra sao”, ông nói.
Đồng tình với quan điểm trên, Tiến sĩ Luật Phạm Duy Nghĩa nói luậtpháp có đủ quy định về đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất cũng như cácthiết chế về thuế để kiểm soát việc chuyển nhượng đất công. Vấn đề làthực thi như thế nào.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, đất đai là quốc gia côngthổ và người dân là đồng sở hữu nên họ có quyền được biết những gì đangdiễn ra. Muốn vậy, quá trình chuyển giao sở hữu từ công hữu sang tư hữuphải minh bạch và việc xây dựng dự án mới phải phù hợp với quy hoạch chung của thành phố.
Theo dddn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét