Không chỉ nhiều hộ dân sống tạihai tòa tháp căn hộ Keangnam bức xúc vì bị đối xử tồi tệ t mà chủ đầu tư Hàn Quốc của dự án này cũng vừa lên tiếng kêu cứu lên UBND thành phố Hà Nội.
Thua lỗ vì phí thấp?
Trao đổi với VEF vàochiều 6/12, ông Ha Jong Suk - Chủ tịch Công ty TNHH Một thành viênKeangnam Vina khẳng định, mức phí 17.130 đồng/m2 dịch vụ quản lý thu của cư dân trong các tháng vừa qua "hoàn toàn không đưa lại lợi nhuận gì".
"Công ty Chestnut cho đó là mức tối thiểu phải trả cho họ để duy trì dịch vụquản lý 2 tòa tháp chung cư hiện tại. Nếu không đảm bảo, công ty nàybuộc phải cắt giảm dịch vụ" - ông Ha Jong Suk nói. Cũng theo vị này,phía Chestnut hiện đang phải bù lỗ số tiền 500.000 đôla Mỹ (hơn 10 tỷ).Bởi từ khi tòa nhà đi vào hoạt động tháng 3/2011, đơn vị này đã phải tựbỏ đồng vốn của mình ra vận hành (từ tháng 3-7 không thu phí của cưdân), đến nay các hộ dân mới đóng được chưa đến 300.000 đôla Mỹ, trêntổng chi phí gần 800.000 đôla.
"Với mức phí 4.000 đồng/m2/tháng không đủđể vận hành 10 cái thang máy, chứ chưa nói tới một loạt các tiện íchkhác của tòa nhà. Nếu đặt địa vị là người đi làm công ăn lương như côngty quản lý, nếu được trả thấp như vậy, không đủ chi phí họ bỏ ra thì họcó đồng ý và làm tốt được không?" - ông Ha Jong Suk bày tỏ.
Trong văn bản giải trình về sự cố ngày 3/12 tại khu căn hộ Keangnam do ông Ha Jong Suk - Chủ tịch Công ty TNHH Mộtthành viên Keangnam Vina, chủ đầu tư dự án ký tên đã đưa ra góc nhìn của chủ đầu tư đối với nguồn cơn đấu tranh đòi giảm mức phí dịch vụ, quản lý tại khu căn hộ cao tầng và hiện đại bậc nhất Việt Nam.
Theo đó, khu căn hộ Keangnam được bàn giao từ ngày 20/3/2011. Đến nay 780 căn hộ đã có dân vào sinh sống. Trong thời gian Ban quảntrị khu chung cư chưa được thành lập, chủ đầu tư đã chỉ định Công tyTNHH Chestnut Vina (Chestnut) làm đơn vị quản lý cung cấp các dịch vụcho khu căn hộ và quy định mức phí dịch vụ quản lý là 17.131 đồng/m2.
Ở Keangnam nhưng người dân chưa được sử dụng các dịch vụ tương xứng.
Từ tháng 3 đến tháng 7/2011, chủ đầu tư và công ty quản lý đã miễn phídịch vụ quản lý cho các cư dân. Bắt đầu từ tháng 8/2011, các hộ dân mớichính thức phải đóng mức phí dịch vụ nói trên.
Cuối tháng9/2011, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 4520 về phê duyệt đềán giá dịch vụ nhà chung cư và ban hành giá trần dịch vụ nhà chung cưtrên địa bàn Hà Nội. Quy định mức phí dịch vụ quản lý cao nhất là 4.000đồng/m2 đối với nhà chung cư, có đi kèm với thành phần công việc đínhkèm.
Tuy nhiên, điều 2.3 của Quyết định 4520 cũng quy định, cácloại dịch vụ chưa có hoặc có nhưng chưa đầy đủ thành phần công việc (vềtần suất, chất lượng) trong giá dịch vụ chung cư ban hành thì người sửdụng dịch vụ và doanh nghiệp quản lý vận hành, cung cấp dịch vụ phải cótrách nhiệm thỏa thuận với nhau.
Đó là chưa kể phần Ghi chú củaQuyết định này cũng đề cập, việc xác định giá dịch vụ chung cư của tòanhà cụ thể phải căn cứ theo đặc thù (từ thỏa thuận của các bên, điềukiện hạ tầng, môi trường...)
Chủ đầu tư cho biết, trên cơ sở nội dung quyết định nói trên, họ đã gửi công văn số KNVN11-304 ngày 31/10/2011 cho Ban đại diện lâm thời cư dân, giải thích và so sánh các dịch vụ đểthấy các dịch vụ Chestnut cung cấp nhiều hơn, do đó mức phí dịch vụ ápdụng tại Keangnam có thể cao hơn giá trần của thành phố.
Đồng thời văn bản cũng đề nghị cư dân tiếp tục đóng phí dịch vụ quản lý theo yêu cầu của Chestnut để đảm bảo duy trì hoạt động bình thường của khucăn hộ trước khi một mức phí dịch vụ quản lý mới được thỏa thuận. Nếu cư dân không đồng ý với mức phí hiện tại, họ có thể chỉ định công ty quảnlý khác, để công ty này phối hợp với chủ đầu tư cung cấp dịch vụ thỏamãn nhu cầu của cư dân.
Chê dân không xứng với đẳng cấp nhà
Theo ông Ha Jong Suk, sau khi đề nghị các hộ dân đóng phí mức mức tạm thời là 17.130 đồng/m2 cho Công ty Chestnut tháng 10 và tháng 11 để việc cung cấp dịch vụ chotòa nhà không bị gián đoạn, thuận lợi trong việc chuyển giao giữa côngty cũ và công ty quản lý mới thì đã có 460 hộ đóng tiếp, 320 hộ khôngđồng ý.
Mặc dù Chestnut đã nhiều lần có văn bản và thông báo yêucầu nhưng một số cư dân vẫn không thực hiện đóng phí. Do đó, sáng3/12/2011, sau khi Keangnam Vina có công văn gửi đến Ban đại diện lâmthời cư dân thông báo về việc sẽ cắt một số dịch vụ quản lý đối với cáccư dân không đóng phí quản lý, số hộ dân này vẫn không chịu thực hiện.
Đến 12h ngày 3/12, chủ đầu tư đã thực hiện việc hạn chế sử dụng thang máy đối với 320 hộdân không đóng phí quản lý; cắt điện và cắt nước đối với 8 hộ dân khôngthanh toán tiền điện, nước đã sử dụng từ 3 tháng nay.
Không đồng ý với việc này, từ 14h ngày 3/12 một số cư dân đã chăng khẩu hiệu và chiếm dụng văn phòng quản lý, nhốtgiữ 4 nhân viên người Hàn Quốc và 2 nhân viên người Việt Nam trongkhoảng 6 giờ đồng hồ không cho ra ngoài, thậm chí không cho đi vệ sinh, đem bếp than tổ ong vào quạt khiến không khí ngột ngạt...
Văn bản của Keangnam Vina nêu rõ, lợi ích của 320 căn hộ không nộp tiềntrong tổng số 780 căn hộ đã sử dụng chỉ là thiểu số so với lợi ích của460 căn hộ còn lại đã mua nhà và thanh toán đầy đủ phí dịch vụ.
"Những người có tiền, muốn chứng tỏ đẳng cấp của mình bằng việc mua nhà ởKeangnam nhưng lại không muốn trả công cho những người phục vụ họ, không muốn chi trả tiền bảo dưỡng, vận hành thang máy và bảo dưỡng sântennis, bể bơi cùng các tiện ích dịch vụ khác, thậm chí ngay cả tiềnđiện nước họ cũng không muốn trả".
"Chúng tôi những người làmcông không lương lại phải thay họ trả tiền cho Điện lực Hà Nội và Côngty Kinh doanh nước sạch Hà Nội thì phải kêu ai? Chúng tôi chỉ biết xincác quý ngài hãy cứu chúng tôi - những người làm công!" - văn bản củaKeangnam nêu rõ
Đại diện chủ đầu tư tiếp tục nhấn mạnh, bộ phậncư dân phản đối phí dịch vụ chỉ là thiểu số. Ban Đại diện cư dân lâmthời cũng chưa phải Ban quản trị chính thức của các cư dân. Trong khiđó, vị này tiếp tục nhận được nhiều ý kiến từ phía những hộ dân khác,mong được hưởng một dịch vụ quản lý cao cấp tương xứng với không giansống và không đồng ý với hoạt động của Ban đại diện lâm thời.
Vìthế, thời gian tới, Keangnam Vina sẽ mở một hội nghị toàn cư dân, bầu ra Ban quản trị cư dân chính thức, lấy ý kiến toàn thể và ra quyết địnhthống nhất về lựa chọn đơn vị quản lý cũng như mức phí theo đúng nguyênvọng của các cư dân.
Theo VEF
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét